Chiến Lược Đa Dạng Sản Phẩm Tại B-Alpha
Theo Cục quản lý, giám sát bảo hiểm, tính đến 22/07/2020, thị trường bảo hiểm Việt Nam có 32 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm. Mỗi doanh nghiệp lại thiết kế nhiều loại sản phẩm khác nhau tạo sự đa dạng trên thị trường. Tuy nhiên một nghịch lý đó là sự đa dạng sản phẩm này không đồng nghĩa với việc các đại lý phân phối bảo hiểm có quyền sở hữu một giỏ hàng nhiều sản phẩm từ các công ty khác nhau để tư vấn cho khách hàng.
Phân phối độc quyền là gì?
Sở dĩ nghịch lý này tồn tại bởi vì hầu như từ trước đến nay các công ty bảo hiểm đều lựa chọn hình thức phân phối độc quyền, quy định rằng một cá nhân hay tổ chức khi đã là đại lý phân phối của một công ty thì chỉ được phân phối duy nhất sản phẩm của công ty đó và không được đồng thời trở thành đại lý phân phối cho hãng bảo hiểm khác. Đôi khi sẽ có công ty chấp nhận đại lý của họ phân phối thêm cho 1 công ty nữa nhưng điều này là rất hiếm khi xảy ra. Trong kênh phân phối qua ngân hàng được gọi là Bancassurance thì sự độc quyền này vẫn tồn tại, hầu hết 1 ngân hàng sẽ ký hợp đồng phân phối độc quyền cho một hãng bảo hiểm duy nhất.
Sự phân phối độc quyền này kèm với áp lực doanh số khiến nhiều đại lý không còn cách nào khác ngoài việc nói tốt hết cỡ về sản phẩm mà mình phân phối và hầu như không có cái nhìn đa chiều, khách quan để đánh giá các sản phẩm từ các công ty khác nhau.
Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu người dân trở nên đa dạng hơn. Thiết kế một sản phẩm bảo hiểm sẽ ngày càng phải đi vào chi tiết và trở nên cá nhân hóa hơn. Ví dụ như vài chục năm trước đây kinh tế xã hội chưa phát triển, các sản phẩm bảo hiểm cho tài sản như xe, nhà… cũng đơn giản hơn hiện nay rất nhiều, tương tự với các sản phẩm bảo vệ sức khỏe hay nhân thọ. Hoặc hiện nay xu hướng đầu tư quỹ mở kèm theo một gói bảo hiểm ngày càng phổ biến hơn. Do đó gần như không thể có một công ty bảo hiểm nào có thể tạo ra được tất cả các sản phẩm đủ để đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng và chi tiết của khách hàng. Vì thế ngành bảo hiểm sẽ đòi hỏi một xu thế phát triển mới.
Đại lý không độc quyền
Trong thời gian tới ngành bảo hiểm sẽ tiếp nhận và ngày càng phổ biến hình thức phân phối không độc quyền. Tức là một đại lý (cá nhân hoặc tổ chức) sẽ đồng thời có thể phân phối cho những công ty bảo hiểm khác nhau. Đây cũng chính là định hướng chiến lược của B-Alpha - xây dựng một “siêu thị bảo hiểm”.
Siêu thị bảo hiểm tại B-Alpha là gì?
Là nơi phân phối sản phẩm của nhiều công ty bảo hiểm khác nhau. Hằng năm ban lãnh đạo B-Alpha luôn đẩy mạnh đàm phán với các đối tác để mang thêm những sản phẩm mới về cho cộng đồng, tăng tính đa dạng để các đại lý và tư vấn viên có thể khách quan và thoải mái lựa chọn tư vấn những sản phẩm phù hợp nhất cho khách hàng của mình.
Bên cạnh đó, B-Alpha cũng theo đuổi triết lý “không bán hàng”, thay vào đó là phối hợp cùng với học viện B-Alpha Academy, mong muốn tạo ra một kênh kiến thức, thông tin đầy đủ, đáng tin cậy về tài chính, bảo hiểm nói chung và các sản phẩm bảo hiểm nói riêng để chia sẻ lan tỏa giá trị của bảo hiểm, đồng thời giúp người dân có sự đánh giá độc lập, chủ động và khách quan hơn trong việc lựa chọn sản phẩm mà không cần quá phụ thuộc vào tư vấn viên hoặc đại lý. Siêu thị bảo hiểm tại B-Alpha mong muốn trong tương lai người dân Việt Nam có thể tiếp cận các sản phẩm bảo hiểm dễ dàng và chủ động như đi siêu thị. Tuy nhiên vì sản phẩm bảo hiểm là một sản phẩm dịch vụ đặc biệt quan trọng và đặc thù nên bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, siêu thị bảo hiểm tại B-Alpha cũng có những tư vấn viên chuyên nghiệp để hỗ trợ khách hàng từ việc lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất đến các khâu thủ tục hành chính và pháp lý liên quan.