TÌM HIỂU CHẾ ĐỘ VÀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THAI SẢN HIỆN NAY

 Nội dung bài viết

  • 1/ Quyền lợi bảo hiểm thai sản khi có bảo hiểm xã hội 
  • 2/ Các quyền lợi bảo hiểm thai sản tự nguyện

Nhiều chị em đang quan tâm đến quy định và chính sách bảo hiểm thai sản hiện hành. Khi mang thai và sinh con họ được nhận những quyền lợi nào? Làm sao để được hưởng quyền lợi thai sản? Cơ sở, quy định và chính sách của bảo hiểm thai sản là gì? ... Là những câu hỏi mà các chị em đang mang thai đang cần giải đáp. Cùng B-Alpha Insurance làm rõ vấn đề này nhé.

Làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ. Con cái là niềm vui và động lực của mỗi gia đình. Chuẩn bị điều kiện tốt nhất để chăm sóc và bảo vệ con yêu là trách nhiệm của người làm cha làm mẹ. Chính vì lẽ đó, mỗi cặp vợ chồng nên dành nhiều thời gian để tỉm hiểu về chính sách thai sản mà pháp luật và các đơn vị bảo hiểm dành cho mình. Cùng chúng tôi tìm hiểu về quy định về bảo hiểm thai sản nhé.

Những quyền lợi nào kèm theo khi tham gia bảo hiểm thai sản 

1/ Quyền lợi bảo hiểm thai sản khi có bảo hiểm xã hội 

Bảo hiểm xã hội được áp dụng cho các chị em phụ nữ đang làm việc tại các công ty, tổ chức và cơ quan nhà nước. Ở đây, bạn được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của luật bảo hiểm xã hội hiện hành. Tuy nhiên, để được hưởng chế độ thai sản bạn cần tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm sinh con. Khi đảm bảo điều kiện này, bạn sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi sau:

1.1 Bảo hiểm y tế

Chi phí y tế trong các lần khám thai, điều trị và chữa bệnh cũng như sinh con, người tham gia bảo hiểm được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả 80% chi phí trong danh mục dịch vụ và vật tư y tế theo quy định, nếu thăm khám và sinh tại cơ sở y tế đúng tuyến quy định.

1.2 Trợ cấp thai sản

  • Trợ cấp trong các ngày khám thai: số lần khám thai quy định trong suốt thai kỳ là 5 lần. Mỗi lần khám thai là một ngày và được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán trợ cấp bằng 65% mức lương tham gia bảo hiểm xã hội.

  • Trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng: nữ lao động khi sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần ăn cho mỗi con bằng hai lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000₫/ tháng.

  • Mức hưởng chế độ thai sản: Thời gian nghỉ thai sản là 6 tháng. Nếu sinh đôi trở lên, thời gian nghỉ thai sản được tính tăng lên theo quy định của luật BHXH. Mức hưởng mỗi tháng bằng 100% mức tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trước thời điểm sinh con.

  • Dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh: lao động nữ ngay sau thời điểm hưởng chế độ bảo hiểm thai sản mà sức khỏe chưa phục hồi thì trong khoảng 30 ngày đầu làm việc sẽ được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày.

  • Luật bảo hiểm xã hội quy định cụ thể số ngày nghỉ cụ thể đối với từng hình thức sinh thường sinh mổ và sinh thai đôi trở lên. Mức hưởng chế độ dưỡng sức một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

  • Trợ cấp biến chứng thai kỳ: Khi lao động nữ sảy thai, nạo hút thai, thai lưu hay phá thai bệnh lý thi được nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm thai sản theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.

  • Thời gian nghỉ được quy định từ 10 đến 50 ngày tùy vào độ tuổi thai tại thời điểm xảy ra biến chứng. Trong thời gian nghỉ do biến chứng thai kỳ, lao động nữ được hưởng trợ cấp từ cơ quan bảo hiểm xã hội. Mức hưởng tương đương 65% mức tham gia bảo hiểm xã hội.

  • Trong trường hợp con mất sau khi sinh cũng được luật bảo hiểm xã hội quy định số ngày nghỉ hưởng quyền lợi thai sản theo số tháng tuổi của con.

1.3 Hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp phòng tránh thai.

  • Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng quyền lợi theo thai sản theo chỉ định của cơ sở y tế có thẩm quyền. Thời gian nghỉ hưởng chế độ đối với từng biện pháp tránh thai được luật bảo hiểm xã hội quy định cụ thể.

  • Các quyền lợi cơ bản nêu trên áp dụng cho cả trường hợp ốp mang thai hộ bộ hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng.

  • Bảo hiểm xã hội là một bộ luật được ban hành chi tiết cụ thể cùng với hệ thống Văn bản hướng dẫn thi hành. Để hiểu rõ các quyền lợi của lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhận con nuôi, người lao động có thể để nhờ đến sự hỗ trợ của cán bộ phụ trách cách tại công ty tổ chức và cơ quan mình làm việc hoặc tham khảo điều luật.

Chi phí y tế là bao nhiêu trong quá trình mang thai?

2/ Các quyền lợi bảo hiểm thai sản tự nguyện:

Trên thực tế Không phải chị em nào cũng làm việc trong các cơ quan nhà nước và các công ty hay tổ chức có tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động. Họ hoặc có thể làm việc tự do, hoặc cũng có thể đang làm việc trong các tổ chức nhưng chưa có điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy Làm thế nào để họ có thể hưởng được quyền lợi thai sản?

Các sản phẩm bảo hiểm thai sản tự nguyện, có thể áp dụng cho cả các chị em đã tham gia bảo hiểm xã hội hoặc không có bảo hiểm xã hội. Bao gồm các quyền lợi sau:

2.1 Chi phí y tế trong quá trình mang thai

Đây thường là các chi phí khám thai định kỳ. Bao gồm: công khám bác sĩ, chăm sóc điều dưỡng hoặc nữ hộ sinh, các xét nghiệm cận lâm sàng, vật tư y tế tiêu hao thông thường theo chỉ định của bác sĩ...

2.2 Chi phí y tế phát sinh trong việc sinh con

  • Áp dụng cho cả Sinh thường, sinh mổ theo chỉ định của bác sỹ, sinh khó bằng cách can thiệp chuyên môn. Bao gồm: Chi phí giường bệnh trong quá trình sinh con; chi phí đỡ đẻ; thuốc và vật tư y tế tiêu hao thông thường; chi phí để và cách khâu tầng sinh môn…

  • Các chi phí y tế liên quan đến quá trình mang thai và sinh con được thanh toán theo mức thực tế và trong phạm vi bảo hiểm của hợp đồng giao kết, Khách hàng có thể tự do lựa chọn địa điểm thăm khám bất kỳ vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi.

  • Bồi thường tổn thất nếu xảy ra bất thường trong quá trình mang thai theo chỉ định của bác sĩ để điều trị cho người được bảo hiểm. Ví dụ như Thai ngừng phát triển, thai lưu, dọa xảy thai, xảy thai, chửa trứng, chửa ngoài tử cung, rau tiền đạo, rau bong non, dọa sinh non, ….

  • Đây thực sự là những bất thường, nguy cơ mà không ai muốn xảy ra trong trong thời kỳ mang thai của mình và người thân. Thế nhưng thực tế không ít những trường hợp gặp các sự cố thai kỳ như vậy. Đối với những rủi ro này, tùy vào hợp đồng bảo hiểm mà khách hàng tham gia, mức bồi thường có thể từ vài chục cho đến cả trăm triệu đồng.

  • Các bệnh lý phát sinh nguyên nhân do thai kỳ. Ví dụ như đái tháo đường thai kỳ, cao huyết áp thai kỳ, một số trường hợp còn nhiễm độc thai nghén.

  • Tai biến sản khoa. Một số phụ nữ sau sinh thường gặp các trường hợp nhiễm trùng hậu sản các loại, tiền sản giật, sản giật, dọa vỡ tử cung, vỡ tử cung, chảy máu sau sinh…

  • Chăm sóc trẻ sau sinh: Trong hầu hết các sản phẩm bảo hiểm thai sản đều có có quyền lợi chăm sóc trẻ sau sinh 7 ngày, với điều kiện người mẹ vẫn còn phải nằm viện.

Trên đây là tổng hợp các quyền lợi thai sản dành cho chị em phụ nữ đang có kế hoạch sinh em bé. Hi vọng bài viết giúp được các chị em lập kế hoạch tài chính, cũng như trang bị thêm cho mình và bé yêu một tấm đai bảo vệ tốt nhất, giúp chị em tiếp cận với điều kiện chăm sóc y tế tốt nhất trong thời gian mang thai.
Để nhận được các quyền lợi từ các sản phẩm bảo hiểm thai sản từ các Công ty bảo hiểm, hoặc đang cân nhắc và cần tư vấn, vui lòng để lại thông tin, đội ngũ tại B-Alpha sẽ giải đáp cho quý khách hàng tận tình và chi tiết!

Admin Ánh Tuyết



(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng